Đo kinh lạc chẩn bệnh

Phương pháp Đo kinh lạc có nguồn gốc từ Nhật Bản được cố Lương y Lê Văn Sửu bắt đầu nghiên cứu, phát triển kết hợp với Đông y Cổ truyền Việt Nam từ năm 1983.
Một cách trực quan dễ hiểu, đây là phương pháp đo các điểm tỉnh huyệt từ 10 đầu ngón tay và ngón chân so sánh với nhiệt độ thông thường để tính toán ra trạng thái bên trong cơ thể của người bệnh và cảnh báo được các vấn đề sức khoẻ, tật bệnh mà người đo đang gặp phải.

 

 

Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc không phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Phương pháp chẩn đoán này đã được Hội Sinh lý học thuộc Tổng hội Y học Việt Nam công nhận trong năm 2000. Thông qua đo nhiệt độ kinh lạc, thầy thuốc đánh giá được mức độ hoạt động của các tạng phủ, tìm ra bản chất, hiện tượng bệnh tật trong cơ thể con người.

Tại phòng khám Kiện Tâm Đường, phương pháp này hiện đã được số hóa và ứng dụng trên hệ thống phần mềm cũng như thiết bị đo nhiệt độ chuyên biệt tiên tiến để có thể chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị một cách khoa học, trực quan dễ hiểu và đạt được tính chuẩn xác cao nhất.

NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ KINH LẠC

Có rất nhiều cách hiểu về phương pháp đo kinh lạc, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

“Trong  một cơ thể người bình thường, các cơ quan trong cơ thể hoạt động cân bằng điều hòa với nhau. Bệnh chỉ có hai trạng thái là hoạt động nhiều quá và hoạt động ít quá. Theo nguyên lý vật lý cơ bản, hoạt động nhiều sinh ra nhiệt nhiều, hoạt động ít sinh ra ít nhiệt. Bằng cách đo nhiệt độ tại huyệt đại diện cho tạng phủ (huyệt Tĩnh) ta sẽ biết được mức độ hoạt động của các cơ quan”.

 

THAO TÁC ĐO

Do kinh lac

Chuẩn bị đo cho người bệnh:

  • Bệnh nhân nghỉ ngơi vài phút trước đi đo.
  • Nên đặt chân bệnh nhân lên một chiếc ghế nhỏ để cách nhiệt với mặt đất.
  • Hai chân, hai tay cách xa nhau ít nhất 5 cm.
  • Trong quá trình đo hạn chế chạm tay vào người bệnh.
  • Đo từ trên xuống dưới (tay trước, chân sau), từ trái qua phải (bên trái trước, bên phải sau) lần lượt các vị trí sau.

 

CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG:

Sau khi đo chỉ số nhiệt đô bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ để đọc ra triệu chứng của bệnh nhân.

Tạng Phủ 

Hàn 

Nhiệt 

Tiểu Trường 

Đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau vùng quanh rốn. 

Đau bụng quanh rốn, từng cơn, đại tiện phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn. 

Tâm 

Mệt mỏi, khó thở, vận động nhanh mệt, chân tay dớp lạnh, các chứng về suy tim, hở hẹp van tim, rối loạn nhịp tim. 

Mất ngủ, hay mơ, thao cuồng, trống ngực, tim đậm nhanh. Thần kinh suy nhược, trầm cảm, rối loạn lo âu,… 

Tâm Bào Lạc 

Sốt cao, hôn mê, hoang tưởng ảo giác, hay bị bóng đè, ngủ hay mộng mị, điên chứng. 

 

Tam Tiêu 

Phụ thuộc thêm vào các chứng của thượng tiêu trung tiêu, hạ tiêu 

 

Đại Trường 

Đi ngoài phân lỏng, nước, đại tiện nhiều lần 

Táo bón, đi ngoài đau rát hậu môn, viêm đại tràng, viêm đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích. Đi ngoài ra máu mủ 

Phế 

Nặng ngực, đoản hơi, khó thở. Nói nhanh mệt. 

Ho, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm tai giữa, sợ gió,sợ lạnh 

Bàng Quang 

Đái nhiều, tiểu đêm, nước tiểu trong. 

Đái nhiều, đái buốt rắt, tiểu máu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. 

Thận 

Chân tay lạnh, dễ cảm nhiễm phong hàn,tự hãn, ù tai, đau lưng, sinh lý sinh dục suy giảm, vô sinh, suy giảm trí nhớ, hay quên. 

Chân tay ấm nóng, đại tiện khô táo, sốt về chiều, mồ hôi trộm, khát nước, da khô. 

Đởm 

Tiêu hóa kém đặc biệt là đồ mỡ, sữa. 

Lở ngứa, đau đầu, co giật, động kinh,… 

Vị 

Chướng bụng, kém ăn, khó tiêu. 

Đau bụng trước ăn, đau nóng rát. Viêm dạ dày, viêm tá tràng. 

Can 

Xơ gan, suy gan, cổ chướng, xuất huyết, vàng da, ung thư gan. 

Viêm gan virut, viêm gan rượu, đau tức sườn, ăn uống khó tiêu, uất ức trong lòng. 

Tỳ 

Gầy yếu, chán ăn, da thịt gầy còm, đại tiện lỏng, ăn khó tiêu. 

Đau các khớp do thấp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. 


Trên đây là một số thông tin cơ bản trong việc chẩn đoán bệnh dựa theo biểu đồ kinh lạc. Tất nhiên là còn rất nhiều triệu chứng nữa mà bác sĩ sẽ khai thác từ biểu đồ đo được từ bệnh nhân để chấn đoán.

Lưu ý khi dùng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc trong chẩn đoán:  Do sự hoạt động của tạng phủ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, cảm xúc nhất thời của người bênh, vậy nên để tìm ra biểu đồ đo chính xác nhất của một người bệnh, cần đo nhiều lần, nhiều ngày để nhận diện được xu thế của tạng phủ từ đó suy ra gốc bệnh. Ví dụ sau khi đo nhiều lần mà Thận đều hàn nhiều, như vậy bệnh nhân chắc chắn Thận dương hư. Tuy nhiên nếu đo Vị hôm nay nhiệt 100% hôm sau đo Vị bình thường thì có thể hôm trước đo lúc mới ăn xong thì Vị sẽ nhiệt hơn bình thường. Do vậy một tạng phủ nào đấy đo trong nhiều ngày không ổn định có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cảm xúc, ăn uống hoặc có thể do bệnh cấp mới mắc. Do vậy với mỗi lần đo kết quả đo kinh lạc khác nhau cần phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích hiện tượng đó là do bệnh lý hay do sinh lý.

Nếu đang gặp các vấn đề về sức khoẻ, người bệnh liên hệ ngay tới KIỆN TÂM ĐƯỜNG để được bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua HOTLINE: 039.349.8668