Chấn thương thể thao

Chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương trong thể dục thể thao là một trong những tình trạng tổn thương ở một hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể, xảy ra trong quá trình thi đấu hoặc luyện tập. Chấn thương thể thao thường được hiểu đơn giản là những tổn thương xảy ra liên quan tới hệ thống xương, cơ, khớp và các mô sụn, dây chằng.

Chấn thương thể thao có thể được chia ra thành chấn thương kín và chấn thương hở, tùy thuộc vào sự phá vỡ của các tiểu mô. Trong đó, chấn thương kín là loại chấn thương có tỷ lệ xảy ra cao hơn trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.

BÀI THUỐC HỖ TRỢ XƯƠNG KHỚP - KIỆN TÂM HOẠT HUYẾT PHỤC CỐT THANG

Những nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao

Chưa nhận thức đầy đủ về chấn thương trong thể thao
Nhiều người có suy nghĩ rằng chấn thương là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện, thi đấu hoặc những chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Do đó, họ chủ quan không chú ý đến việc phòng tránh, không tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm khi bị chấn thương. Những điều này sẽ khiến tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn và tái diễn trở lại. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức đúng về chấn thương để tránh rủi ro xảy ra.

Do không đáp ứng được cơ sở vật chất trong tập luyện
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện. Bởi lẽ, đã có nhiều trường hợp bị chấn thương do trang bị cơ sở vật chất kém hoặc đáp ứng không đủ như: Mặt sân không bằng phẳng, lồi lõm, sân trơn, các dụng cụ tập luyện không được đảm bảo chất lượng, đường chạy cứng,...

Không khởi động hoặc khởi động chưa kỹ
Khởi động là một bước không thể nào thiếu trước khi tập luyện và thi đấu, giúp nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan. Bên cạnh đó, còn giúp cho các cơ được giãn ra, tránh tình trạng bị căng cơ. Do đó, trước khi vào thi đấu và luyện tập cần phải khởi động thật kỹ. 

Do điều kiện khí hậu thời tiết
Có rất nhiều ca chấn thương vì lý do ánh sáng và nhiệt độ nơi tập luyện không đáp ứng đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, độ ẩm quá cao, ánh nắng mặt trời quá gắt và gió mạnh cũng là những nguyên nhân khách quan dẫn đến chấn thương trong thể thao.

Do tâm sinh lý không ổn định
Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, việc nghỉ ngơi không được đảm bảo sẽ khiến cho việc luyện tập không được tốt, phản xạ chậm chạp kèm theo vận động quá sức, kỹ thuật chưa hoàn chỉnh sẽ dẫn đến những chấn thương thể thao xảy ra. 

 

Các dạng chấn thương thường gặp trong thể thao

Trong tập luyện và thi đấu thể thao các vùng cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là đầu gối, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân và bả vai. Mức độ chấn thương ở các bộ phận này sẽ phụ thuộc vào lượng tập luyện của mỗi người, nhưng chúng đều có điểm chung là gây nguy hiểm cho người tập nếu như không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số các dạng chấn thương hay gặp nhất.

Bong gân
Đây là chấn thương dây chằng, khiến cho một hay nhiều dây chằng bị rách hoặc bị giãn ra. Bong gân là chấn thương thường gặp khi mọi người tập luyện quá sức và gây ra ảnh hưởng đến vùng xương khớp. Cổ chân là bộ phận nhạy cảm và dễ gây ra tình trạng bong gân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Căng cơ
Căng cơ là chấn thương gân hoặc cơ, gây ra tình trạng bị giãn hoặc bị rách cơ hoặc gân. Đối với chấn thương này thì thường dễ gặp nhất ở cơ háng, đùi sau, cơ bắp chân, cơ vai và cơ lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó cử động ở vùng cơ và sưng. Mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ sau vài ngày nghỉ ngơi, nhưng nếu mức độ nặng có thể sẽ kéo dài và gây ra nhiều khó khăn trong việc vận động. 

Trật khớp vai
Khớp vai là bộ phận có biên độ vận động lớn nhất nên khả năng xảy ra chấn thương khá là cao, điển hình là chấn thương trật khớp vai. Những chấn thương ở vùng vai chiếm 1/10 trong tất cả chấn thương trong thể thao. Hầu như các chấn thương xảy ra ở vùng này là do quá tải hoặc lặp đi lặp lại các động tác đẩy và ném. Trong tất cả các khớp thì khớp vai là có khả năng phục hồi sau chấn thương khó nhất vì có nhiều gân cơ tham gia, tầm vận động rộng và phải cần nhiều thời gian sau chấn thương mới trở lại tập luyện lại được. 

Viêm gân chóp xoay
Đây là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ ở vùng vai có 4 gân cơ nằm bọc trong xung quanh khớp vai, có khả năng làm chắc vai và giúp chúng ta đưa tay ra trước sau, giơ tay lên và xoay vai. Nếu như vùng này bị viêm sưng nề sẽ rất đau và mất đi khả năng vận động của vai. Trong trường hợp, không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ trở thành mạn tính.

Viêm đầu dài gân 2 đầu
Chấn thương này sẽ có biểu hiện đau mặt trước vai và lan xuống dưới khuỷu. Nguyên nhân gây ra là do vận động khớp vai mạnh quá mức với tần suất nhiều, lặp đi lặp lại khi chơi các môn thể thao như: Thể dục dụng cụ, bơi thuyền, golf, ném lao,... Để có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra chấn thương này thì mọi người nên tập mạnh khối cơ ở vùng vai và tập một số động tác kéo giãn.

Chấn thương đầu gối
Đối với chấn thương này sẽ được chia ra thành 2 loại thường gặp như sau:

  • Rách ở dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước có chức năng giữ khớp gối ổn định. Tuy nhiên, khi bạn tập luyện hoặc thi đấu mà đặt chân xuống sàn sai tư thế, đổi hướng nhanh và dừng lại đột ngột thì sẽ khiến cho dây chằng chéo trước có khả năng bị rách.
  • Rách ở dây chằng bên trong gối: Dây chằng bên trong gối nằm ở mặt trong đầu gối và liên kết với xương chày, xương đùi. Nguyên nhân xảy ra chấn thương này là do gối bị đẩy quá sang một bên khi đang tổn thương đầu gối hoặc khi di chuyển. Khi đó, sẽ cảm thấy đau nhức, bị sưng và mất ổn định khớp gối.

Đau khớp tay
Nguyên nhân xảy ra chấn thương này là do lượng vận động quá nhiều. Khi mọi người chơi các môn thể thao có những động tác lặp đi lặp lại như: Cầu lông, quần vợt, bóng bàn,.. sẽ gây ra chấn thương đau khớp tay. Biểu hiện của chấn thương này đó là đau bên ngoài khuỷu tay và sẽ đỡ khi được nghỉ ngơi vài ngày. Khi bị chấn thương này mọi người tuyệt đối không được vận động nếu không muốn làm cho chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là bài viết tổng hợp các dạng chấn thương thường gặp trong thể thao cũng như nguyên nhân gây ra các chấn thương đó. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ hơn về chấn thương thể thao để phòng tránh chúng xảy ra một cách hiệu quả nhất.

Chấn thương vai – cánh tay – khuỷu tay
Tập luyện quá mức và sai tư thế có thể dẫn đến:

  • Viêm gân chóp xoay khớp vai với triệu chứng vai bị viêm sưng, đau nhức và khó cử động.
  • Viêm gân cơ nhị đầu (Biceps Tendinitis) là tình trạng viêm ở đầu dài của 2 gân cơ nhị đầu bao gồm cả đầu dài và đầu ngắn, thường xảy ra khi gặp các vị trí chấn thương khớp vai.
  • Hội chứng khuỷu tay Tennis (tennis elbow) hoặc viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay có biểu hiện là đau khi hoạt động khuỷu tay, đặc biệt là khi cầm vật nào đó hoặc vặn cẳng tay.

Viêm gân gót chân Achilles (A-sin)
Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân. Phần gân Achilles là nơi có khá ít mạch máu nên khi chịu áp lực lớn sẽ dễ gây chấn thương, thậm chí có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân gót.

 

Cách xử lý tại nhà khi gặp chấn thương thể thao

Đối với những chấn thương cấp tính, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách.

Trong trường hợp bị bong gân và trật khớp, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động và nghỉ ngơi để cơn đau thuyên giảm đáng kể.
  • Chườm lạnh (Ice): Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng áp lên khu vực chấn thương trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và đau. Nên chườm lạnh liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ.
  • Băng bó (Compression): Việc băng bó giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để chấn thương trở nặng. Lưu ý nếu cảm thấy đau nhói hay băng quá chặt, nên nới lỏng hơn để máu được lưu thông dễ dàng.
  • Nâng cao (Elevation): Kê gối nằm bên dưới bộ phận chấn thương, sao cho phần bị bong gân hoặc trật khớp cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Cách này giúp giảm đau và giảm sưng khá hiệu quả.

 

Khi nào cần đi khám?

Nếu chủ quan không điều trị, mức độ chấn thương dù nặng hay nhẹ sẽ phát triển các bệnh mạn tính nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa… thậm chí tổn thương thần kinh và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt nếu có các biểu hiện sau, bạn nên đi khám ngay lập tức:

  • Xuất hiện cơn đau kéo dài và ngày càng dữ dội.
  • Vết thương bị sưng tấy và đổi màu da.
  • Biến dạng khớp hoặc xương, không thể cử động bình thường được.
  • Bong gân, ở vùng va chạm bị sưng, bầm tím hoặc có cảm giác tê, yếu.
  • Trật khớp, gãy xương hay liệt thần kinh cảm giác.
  • Mất ý thức, biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, mất phương hướng.
  • Lưu ý, đối với trường hợp bị bong gân nặng khi vị trí khớp bị thương trở nên lỏng lẻo hoặc không thể cử động được, hoặc có dấu hiệu sốt hoặc không đỡ hơn sau 48 tiếng, hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

BÀI THUỐC HỖ TRỢ XƯƠNG KHỚP - KIỆN TÂM HOẠT HUYẾT PHỤC CỐT THANG

 

Nếu đang gặp các vấn đề về chấn thương thể thao, người bệnh liên hệ ngay tới KIỆN TÂM ĐƯỜNG để được bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua HOTLINE: 039.349.8668