Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Ở giữa các đốt trong cột sống có một bộ phận gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm được cấu tạo gồm phần nhân nhầy ở trong, bao bọc xung quanh là 1 lớp vỏ. Nó có tác dụng tạo ra sự mềm dẻo, giúp xương sống chịu lực tốt hơn. Từ đó bạn dễ dàng vận động, sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, do vận động sai cách đĩa đệm này lệch khỏi vị trí của ban đầu gây chèn ép lên các thụ thể thì gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm tên tiếng anh gọi là Herniated Disc. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở 2 vị trí cột sống sau:
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Là khu vực thường xuyên chịu áp lực từ trọng lượng của đầu. Đồng thời phải vận động xoay ở góc lớn, hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Hiện tượng này thường gặp nhiều hơn ở những người có tuổi. Do sự suy giảm chức năng các bộ phận theo tuổi tác, khả năng đàn hồi, biến dạng trước các lực nén đẩy của các đĩa đệm bị giảm. Đây lại là vị trí chịu xương mà mọi vận động của cơ thể đều tác động đến nó.
Thoái hóa đĩa đệm ở cổ và thắt lưng gây ra một số bệnh như:
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa đa tầng
- Hội chứng đuôi ngựa
- Đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm mất nước
Nó khiến người bệnh thường cảm thấy tê bì, đau nhức, cảm giác như có kiến bò. Đồng thời mọi cử động, sinh hoạt đều trở nên khó khăn. Một số không ít trường hợp có thể mất khả năng vận động vì hiện tượng này.
Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có đến 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này. Còn ở Việt Nam, có 30% dân số ở độ tuổi 20 – 55 bị thoái hóa. Trường hợp trên 60 tuổi có triệu chứng đau lưng là 17%. Đây là những con số đáng cảnh báo và còn có xu hướng gia tăng trong đời sống hiện đại.
BÀI THUỐC HỖ TRỢ XƯƠNG KHỚP - KIỆN TÂM HOẠT HUYẾT PHỤC CỐT ĐAN
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Các nghiên cứu và phân tích từ chuyên gia gần đây đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm. Trong đó gồm:
- Thoái hóa tự nhiên: Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên do độ thẩm thấu của đĩa đệm giảm. Đây cũng là hiện tượng thoái hóa tự nhiên mà bất kỳ người già nào cũng phải đối mặt.
- Hoạt động sai tư thế: Các thói quen nằm, ngồi, bưng bê vật nặng… bị sai tư thế đều ảnh hưởng đến đĩa đệm. Việc mang vác quá sức cũng là một yếu tố góp phần làm đĩa đệm bị lệch hoặc thay đổi cấu trúc.
- Béo phì, thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn thì cột sống khó có khả năng chịu được sức nặng của chính cơ thể bạn. Điều này khiến cho người béo phì dễ bị bệnh thoái hóa khớp.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai cần phải bổ sung rất nhiều canxi để phát triển hệ xương cho con. Đồng thời bổ sung cho cơ thể để đáp ứng lại tổng trọng lượng của cả mẹ và bé. Khi em bé lớn lên trong bụng, trọng lượng của người mẹ có thể tăng từ vài kilogam đến vài chục kilogam, nặng về phía trước. Lúc này mẹ bầu cũng có nguy cơ bị đau nhiều ở xương, đặc biệt ở thắt lưng.
- Chấn thương vật lý: Trong sinh hoạt thể thao, lao động hay đi lại, một vài va chạm có thể gây chấn thương và làm ảnh hưởng đến cột sống.
Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích, ăn uống dư axit, không đảm bảo dinh dưỡng hay stress cũng góp phần gây nên bệnh này.
Các vận động viên thể thao, công nhân khuân vác hay những người lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… là những người dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn cả. Nếu bạn thuộc nhóm này, cần tìm hiểu và cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh từ sớm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến
Thoát vị đĩa đệm xảy ra chủ yếu ở vùng cổ và thắt lưng với biểu hiện chính là gây tê nhức. Người bị ở cổ thì đau lan từ cổ xuống bả vai và cánh tay. Còn những trường hợp đau ở thắt lực thì cũng tê nhức cả mông và chân. Các cơn đau xuất hiện theo đợt, mỗi đợt kéo dài trong 1 – 2 tuần. Các cơn đau thường âm ỉ nhưng cũng có những lúc trở nên dữ dội, đặc biệt khi vận động.
Ngoài biểu hiện đau nhức, người bệnh còn bị tê bì, mất cảm giác. Đặc biệt trường hợp đau thắt lưng sẽ khiến đa số các bộ phận dưới của cơ thể bị “vô cảm”. Ở giai đoạn muộn, thoát vị đĩa đệm gây ra hiện tượng teo cơ, bại liệt, rối loạn cơ vòng. Do đó, việc đại tiện, tiểu tiện của người bệnh cũng gặp khó khăn.
Cụ thể triệu chứng phân biệt các trường hợp thoát vị đĩa đệm như sau:
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
- Người bệnh bị đau dây thần kinh tọa dọc theo thắt lưng xuống mông và chân.
- Từ cột sống thắt lưng chạy ra khoang sườn trước ngực thường cảm thấy đau.
- Việc cúi người và vận động mạnh phần dưới gặp khó khăn.
- Cơ và các cảm giác ở chân không rõ rệt. Người bệnh thường cảm nhận rõ hơn cảm giác tê và ngứa chân.
- Khi bị viêm họng, lao, phổi gây ho, cột sống và thắt lưng cũng đau nhức. Cơn đau kéo theo vòng cung từ sau lưng ra trước ngực. Đồng thời có thể làm nhức nhối hơn ở mông và chân.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ
- Cổ, vai gáy thường đau cùng lúc, đau nhức nhiều hơn khi làm việc bằng tay hoặc ngồi lâu, cúi đầu.
- Nhiều khi cơn đau lan cả lên trên đầu gây choáng váng.
- Cánh tay, cổ tay và bàn tay bị tê hoặc mất hẳn cảm giác.
- Việc quay đầu sang trái, phải, lên, xuống đều khiến bạn bị đau.
- Cơ tay bị yếu, khó mang vác nặng ở tay.
Khi thấy những biểu hiện như trên ở cổ hoặc thắt lưng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay xem có phải mình bị thoát vị đĩa đệm hay không. Việc chẩn đoán và phát hiện kịp thời, chính xác hiện tượng này sẽ giúp bạn tránh được biến chứng xấu.
Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm hay không? Chữa khỏi không?
Thoát vị đĩa đệm thường biểu hiện ở cả nam và nữ ở độ tuổi trung niên. Nếu không được xử lý từ sớm, nó sẽ dẫn đến tình trạng:
- Khiến người bệnh bị bại liệt một phần hoặc cả người. Hiện tượng này xảy ra khi nhân nhầy chui vào trong ống sống. Nó làm các rễ thần kinh bị chèn ép, gây hẹp khoang sống.
- Mất khả năng tự chủ đại tiện do rễ thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép.
- Những người ít vận động sẽ bị teo chân, tay nhanh chóng. Do đó khả năng đi lại, làm việc đều bị giảm sút.
- Gây bí tiểu, đái dầm, rỉ nước tiểu thiếu kiểm soát.
Với những biến chứng này, người bệnh không chỉ khó chịu, mệt mỏi ở trong người. Đa phần người bệnh bị biến chứng do thoát vị đĩa đệm đều không tự làm chủ được cuộc sống của mình. Họ cần lệ thuộc một phần, thậm chí toàn bộ vào người khác, ngay cả việc ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân…
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe và tình trạng bệnh. Nếu các đĩa đệm mới bị biến dạng, lớp bao xơ chưa rách hết thì có thể chữa khỏi hẳn. Người bệnh cần dùng thuốc, vật lý trị liệu và điều chỉnh dinh dưỡng, chế độ tập luyện.
Nếu bạn đã bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn muộn, bao xơ đã rách hẳn và nhân nhầy thoát ra ngoài thì khả năng điều trị khỏi hẳn ít hơn. Về mặt lý thuyết, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn muộn không có phương thuốc nào chữa trị đặc hiệu. Người bệnh buộc phải chung sống với nó đến cuối đời. Bởi lẽ đĩa đệm lúc này đã không thể phục hồi lại như ban đầu. Còn cơ thể không có khả năng sinh ra một đĩa đệm mới. Cho nên người bệnh buộc phải dùng đến các phương pháp ngoại khoa để chấm dứt các cơn đau.
Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tinh về nghề nghiệp, thói quen ăn uống… và tiến hành một số phương pháp điện quang như:
- Chụp X-Quang thường: Phương pháp này chỉ giúp bác sĩ xác định được tình trạng tổn thương ở sụn, đốt sống. Đồng thời kiểm tra độ vẹo, chiều cao cột sống và các ưỡn. Nó không thu được hình ảnh phản ánh bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối. Bởi vì đĩa đệm là bộ phận không phản quang.
- Chụp bao rễ thần kinh: Đây là biện pháp truyền chất cản quang vào khoang dưới của nhện thắt lưng để thu về hình ảnh X-Quang gián tiếp.
- Chụp đĩa đệm: Với công đoạn này, những thay đổi về cấu trúc, hình thái ở trong đĩa đệm sẽ được tìm ra.
- Chụp cắt lớp: Đây là cách chẩn đoán chính xác các thể bệnh nhờ nhìn vào hình ảnh trực tiếp vị trí đĩa đệm bị lệch.
- Cộng hưởng từ: Cách làm này có tính chính xác cao, có thể đem lại hiệu quả giống như ở tất cả các phương pháp trên. Hơn nữa, công nghệ này không gây hại cho người bệnh nên được đánh giá cao.
Dựa trên các kết quả chẩn đoán thu được, bác sĩ sẽ thông báo chính xác tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp trị liệu cụ thể.
BÀI THUỐC HỖ TRỢ XƯƠNG KHỚP - KIỆN TÂM HOẠT HUYẾT PHỤC CỐT ĐAN
Nếu đang gặp các vấn đề về thoát vị đĩa đệm, người bệnh liên hệ ngay tới KIỆN TÂM ĐƯỜNG để được bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua HOTLINE: 039.349.8668