Trào ngược Dạ dày
Trào ngược dạ dày là gì và sự nguy hiểm của bệnh
Trào ngược dạ dày cũng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, tiếng anh dùng từ Gastroesophageal Reflux Disease. Đây là bệnh trong đường tiêu hóa, do axit trong dịch vị dạ dày hoặc mật bị thoát ra ngoài và kích thích lên niêm mạc thực quản.
Thực quản là phần nối từ hầu đến dạ dày, nó thuộc ống tiêu hóa và dài khoảng 25cm. Quá trình trào ngược xảy ra từ dạ dày lên đến thực quản nên được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ thắt của thực quản hoạt động kém, không tạo đủ áp lực để đóng hoặc mở van nên axit trong dạ dày mới trào ngược lên ở một thời gian nhất định.
Một số người thường kiểm soát hiện tượng này bằng thói quen ăn uống và dùng thuốc. Nhưng nếu bệnh nặng, rất có thể sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn không nên chủ quan, cho rằng có thể tự khỏi.
Mức độ nguy hiểm
Khi axit kích thích niêm mạc sẽ tạo cơn đau từ nhẹ đến dữ dội. Nếu không điều trị sớm, trào ngược có thể chuyển biến xấu đến khó lường. Cụ thể các biến chứng gồm:
- Gây bó hẹp thực quản: Trào ngược kèm theo ho khiến cho thực quản bị co rút và hẹp lại.
- Barrett thực quản: Bệnh này không có biểu hiện rõ ràng ra ngoài nên khó phát hiện. Chỉ khi đi khám và làm xét nghiệm chúng ta mới biết được sự hiện diện của nó.
- Ung thư thực quản: Ung thư thực quản dễ xảy ra ở những người đã bị barrett thực quản. Tuy nhiên, khi có khối u xuất hiện ở thực quản, người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác khó nuốt, nghẹn hoặc ho khạc thường xuyên và sụt cân.
- Sưng viêm thực quản: Đây là biến chứng thường thấy ở những ai trào ngược dạ dày thời gian dài. Theo đó, bệnh nhân cũng cảm thấy đau khi nuốt, cơn đau chủ yếu ở phần xương ức. Ngoài ra còn có thể cảm nhận được sự nóng rát ở thực quản.
- Gây hại đường hô hấp: Nếu dạ dày dư axit và trào ngược lên phía trên thì sẽ tác động đến đường hô hấp. Cụ thể nó làm bệnh nhân bị khó thở, ho và có triệu chứng viêm họng.
Rất nhiều các biến chứng của bệnh nêu trên có tính nguy hiểm khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì thế, người bệnh nên tìm hiểu sớm các nguyên nhân để phòng tránh triệt để.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thường gặp nhất
Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng trào ngược dạ dày thực quản chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến:
- Do dùng thuốc Tây: Sử dụng thuốc đường uống không đúng cách rất dễ gây tác dụng phụ. Một trong số đó là khiến bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt: Những người hay hút thuốc lá hoặc dùng cà phê, đi uống tiệc rượu dễ bị bệnh này. Kèm theo đó là tình trạng nhiễm khuẩn HP.
- Do bệnh lý: Ở những người có tổn thương sẵn ở thực quản hoặc bị nhiễm trùng dễ mắc bệnh.
- Bẩm sinh: Ở một vài người khi sinh ra đã có cơ thắt thực quản dưới yếu, cho nên họ dễ bị thoát vị cơ hoành. Sau khi lớn lên các triệu chứng bệnh có xu hưởng mất dần.
- Béo phì: Cân nặng quá lớn cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản, vì thế người béo phì dễ bị bệnh này.
- Ứ đọng thức ăn: Những bệnh nhân viêm dạ dày hoặc hẹp môn vị, ung thư thường khó chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Do đó thức ăn bị lên men, áp lực dạ dày tăng lên gây trào ngược.
- Ổ bụng bị tác động đột ngột: Do cơn ho hoặc hắt hơi bất chợi tạo lực nén xuống dạ dày nên thức ăn có xu hướng bị đẩy lên sau đó.
Ngoài ra, tình trạng béo phì, căng thẳng hoặc làm việc với cường độ lớn, chị em mang thai… đều có thể là nguyên nhân gây trào ngược. Ngay khi thấy biểu hiện bệnh, bạn nên chủ động tìm kiếm thông tin và đi khám tại cơ sở y tế.
Triệu chứng điển hình và cách chẩn đoán
Khi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện, cơ thể bạn thường phát ra những tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết hoặc quá chủ quan nên chúng thường hay bị bỏ qua. Đó là các biểu hiện:
- Tiết nhiều nước bọt: Do axit trào ngược từ dạ dày lên nên cơ thể phản ứng tự nhiên bằng cách tiết nước bọt.
- Ợ chua, hơi, nóng: Do dịch vị dà dày trào lên nên tạo cảm giác này. Thông thường dấu hiệu này sẽ rõ nét hơn sau khi ăn hoặc lúc cúi gập lưng.
- Buồn nôn liên tục: Do axit trào ngược lên nên bạn thường xuyên bị buồn nôn. Đây cũng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản rất phổ biến.
- Đắng trong miệng: Điều này do khi axit bị thoát ra ngoài từ mật kèm theo dịch mật mà tạo nên vị đắng.
- Khó thở, tức ngực: Vào buổi tối hoặc một thời điểm nào đó trong ngày, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường cảm nhận được sự khó thở. Đó là do sức ép từ dạ dày được tạo ra cùng với quá trình tiết và đẩy axit, men của thức ăn…
Ngoài ra, trào ngược dạ dày ở người lớn và trẻ em còn có một vài dấu hiệu phân biệt. Cụ thể:
- Ở Người lớn: Ngoài cảm giác đắng miệng, ợ nóng do trào ngược, còn kèm theo tình trạng ho và khó chịu khi nuốt thức ăn.
- Ở trẻ nhỏ: Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn do phần nhiều là biểu hiện ở đường hô hấp như là khó thở, thở bị khò khè. Bên cạnh đó trẻ còn hay quấy khóc và lười ăn.
Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng và phân biệt với các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự, tốt nhất bạn nên đi thăm khám.
Hiện nay, để chấn đoán bệnh này, bác sĩ cần tiến hành nhiều phương pháp, xét nghiệm trào ngược dạ dày khác nhau, tùy vào tình trạng và đối tượng.
- Kiểm tra thể chất: Người bệnh được hỏi về tình trạng sức khỏe, các biểu hiện ở khoang miệng, dạ dày… Việc này nhằm giúp bác sĩ xác định sơ qua nguyên nhân và triệu chứng. Sau đó, để chính xác hơn, bạn cần được tiến hành các xét nghiệm.
- Đo nông độ axit: Sử dụng thiết bị Ambulatory để dò và đo lượng axit trong dạ dày bị trào ngược và nồng độ axit ở dưới bộ phận này là bao nhiêu.
- Nhân trắc học thực quản: Đây là biện pháp kiểm tra cơn co thắt ở thực quản khi người bệnh nuốt. Nó nhằm kiểm tra được sự phối hợp của các cơ quan với thực quản, trong đó có dạ dày.
- Chụp X-Quang: Ngời bệnh sẽ nuốt vào trong một dung dịch phản quang tên là Barium. Chất này sẽ đưa thông tin về thiết bị, giúp bác sĩ thu được mức độ tổn thương tại dạ dày thông qua tấm chụp.
- Đo độ pH thực quản: Với những bệnh nhân trào ngược dạ dày lâu năm và dai dẳng sẽ cần đo độ pH. Việc này cũng nhằm xác định mức độ dư axit trong dạ dày. Đồng thời là căn cứ để kiểm soát tình trạng trào người cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Nội soi dạy dày: Phương pháp nội soi dạ dày sẽ cho phép kiểm tra niêm mạc thực quản. Nhờ đó các bác sĩ có thể đánh giá trực tiếp mức độ trào ngược.
Các bước chẩn đoán này là cần thiết để phát hiện sớm và chính xác tình trạng bệnh. Từ đó làm căn cứ để lên phác đồ điều trị bệnh trào ngược và những vấn đề liên quan.
Nếu đang gặp các vấn đề về trào ngược dạ dày, người bệnh liên hệ ngay tới KIỆN TÂM ĐƯỜNG để được bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua HOTLINE: 039.349.8668