Viêm loét Dạ dày
Đau dạ dày (bao tử) là gì?
Đau dạ dày hay bao tử làm bệnh lý ở đường tiêu hóa xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể gặp phải nhiều rủi ro lớn.
Để hiểu rõ hơn về bệnh, trước tiên, chúng ta cần có cái nhìn sơ bộ về cơ quan này. Dạ dày, Đông y gọi là Tỳ, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng trong cơ quan tiêu hóa. Đây là bộ phận lớn và quan trọng nhất của hệ này, đảm nhiệm chức năng chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.
Ở nước ta, số người bị đau dạ dày rất nhiều, xu hướng mắc bệnh đang gia tăng và không giới hạn đối tượng. Bệnh đau bao tử có mối liên hệ chặt chẽ với một loại khuẩn đặc trưng gọi là HP (Helicobacter Pylori). Thống kê cho biết có đến 80% người mắc chịu tác động của chúng. Khuẩn HP trú ngụ trong thực phẩm thiếu an toàn. Khi chúng ta ăn phải thì nó sẽ tấn công vào thành dạ dày, gây viêm loét và đau.
Đau bao tử (dạ dày) không phải bệnh nan y nhưng các tổn thương ở đó khá khó lành. Lý do là vì bộ phần này luôn trực tiếp tiếp xúc với thức ăn, môi trường lại ẩm ướt thường xuyên. Đây là điều kiện thuận lợi để khuẩn gây bệnh tấn công, sinh sôi và gây bệnh.
Đau dạ dày ở đâu phổ biến?
Vị trí đau bao tử khác nhau ở từng người, từng thời điểm, trong đó thường thấy nhất là:
- Đau vùng thượng vị: Tức là vị trí ở trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau này xuất hiện do có tổn thương trong dạ dày, thường diễn ra âm ỉ, và ảnh hưởng đến ngực, lưng.
- Đau bụng giữa: Tức là khoang giữa của bụng. Nếu bị đau ở vị trí này, người bệnh nên đi khám để xác định, phân biệt với các tình trạng bệnh khác cùng biểu hiện.
- Đau dạ dày trái: Cơn đau tại vị trí này thường xuất hiện khi đói. Mức độ đau cũng âm ỉ, kéo dài. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh khác, cần được khám, kiểm tra phân biệt.
Nguyên nhân đau dạ dày
Như đã nói ở trên, sự xuất hiện của khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính nhất khiến người bệnh bị đau dạ dày. Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất, nhiều trường hợp người bệnh bị đau bao tử ngay cả khi chưa có khuẩn HP trong nội tạng. Bên cạnh yếu tố này, bệnh đau dạ dày còn do:
- Stress: Căng thẳng kéo dài khiến cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit và gây đau.
- Thức khuya: Việc bạn thường xuyên ngủ muộn, làm hoặc chơi quá khuya cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Do lúc đó hoạt động co bóp vẫn diễn ra mà thức ăn đã được tiêu hóa nên người bệnh dễ bị đau.
- Ăn quá no/nhịn đói: Sử dụng quá nhiều thức ăn khiến cho dạ dày phải làm việc quá sức. Việc ăn nhiều bữa cũng làm đảo lộn tiến trình tiêu hóa. Đồng thời khi bạn nhịn đói, dạ dày vẫn hoạt động, tiết dịch vị nhưng không có thức ăn để làm nhỏ nên gây đau.
- Ăn thực phẩm tạo axit hoặc dùng thức uống có kiềm: Việc sử dụng những nhóm thức ăn cay nóng, đồ uống cồn có thể tạo ra hiện tượng dư axit dạ dày. Đây là điều kiện xấu đối với lợi khuẩn đồng thời kích thích sự phát triển của hại khuẩn. Từ đó bệnh đau dạ dày và các biến chứng dễ xảy ra hơn nữa.
- Môi trường dạ dày ẩm: Trong dạ dày luôn luôn ẩm ướt, chứa cả lợi khuẩn, hại khuẩn và ký sinh trùng. Nếu thức ăn bạn sử dụng không sạch, khuẩn HP xuất hiện, phát triển và làm hại lợi khuẩn, cùng với ký sinh trùng hoạt động mạnh sẽ gây tình trạng đau ở bao tử.
Có thể thấy rất nhiều yếu tố gây ra bệnh đau dạ dày là thói quen thường ngày của nhiều người. Bên cạnh đó, việc không kiểm soát được thực phẩm sạch, giờ giấc ăn uống cũng là nguyên nhân đau dạ dày phổ biến.
Triệu chứng đau dạ dày và mức độ nguy hiểm
Đau dạ dày có nhiều dạng và dễ nhầm lẫn với nhiều biểu hiện của bệnh khác. Để biết chính xác tình trạng sức khỏe, bạn nên đi chẩn đoán phân biệt nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu đau thượng vị: Cơn đau âm ỉ trên rốn kèm theo cảm giác nóng rát, tức, cứng bụng. Lâu dần sẽ lan ra quanh lưng và ngực.
- Đau vùng bụng giữa: Cơn đau kèm theo hiện tượng đầy bụng, ăn không tiêu và ợ chua.
- Đau dạ dày trái: Xuất hiện lúc đói với biểu hiện đau âm ỉ từng cơn rất khó chịu.
Ngoài ra, một số trường hợp bị đau còn kèm theo tình trạng:
- Hoa mắt, buồn nôn: Do trong dạ dày có hiện tượng viêm loét khiến niêm mạc bị tổn thương nặng nên người bệnh thường xuyên buồn nôn, chóng mặt. Cảm giác này xuất hiện ngay cả khi bạn không ăn. Đôi khi sẽ ói ra thức ăn, đôi khi lại chỉ trào lên dịch vàng.
- Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu cảnh báo có biến chứng nguy hiểm do đau dạ dày nghiêm trọng. Thông thường người bệnh sẽ nôn ra máu và đại tiện phân đen.
- Chán ăn, mệt mỏi: Do đau dạ dày hình thành khi hệ tiêu hóa bị tổn thương nên người bệnh cũng chán ăn. Cảm giác chướng bụng, đầy hơi, mất vị giác, ăn không tiêu làm cho cơ thể suy nhược, sụt cân mạnh.
Nếu thường xuyên có một vài trong số những dấu hiệu đau dạ dày nói trên, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị. Nếu chậm trễ, đau bao tử có thể khiến bạn gặp phải những biến chứng như:
- Xuất huyết dạ dày
- Bị viêm bao tử mãn tính
- Hẹp ở môn vị
- Thủng bao tử
- Ung thư
Chẩn đoán đau dạ dày
Đau dạ dày liên quan đến nhiều tình trạng bệnh ở bên trong. Để xác định chính xác nhất vấn đề của bạn, bác sĩ cần tìm hiểu tiền sử mắc bệnh và kiểm tra kỹ các xét nghiệm. Đó có thể là:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra trong máu có thể cho biết sự hiện diện của kháng thể HP. Nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ cơ thể có sự tiếp xúc với khuẩn này tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên nó không cho biết tình trạng nhiễm trùng đã xảy ra chưa. Ngoài ra bác sĩ cũng xác định được người bệnh có bị chảy máu dạ dày, viêm loét bao tử hay không.
- Kiểm tra hơi thở: Đây cũng là bước để xét nghiệm xem tại thời điểm khám người bệnh có nhiễm HP hay không.
- Xét nghiệm phân: Khuẩn HP cũng được kiểm tra trong mẫu phân. Nếu cho kết quả dương tính thì chứng tỏ đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra từ xét nghiệm phân bác sĩ cũng có thể phát hiện ra tình trạng xuất huyết hoặc viêm ở dạ dày.
- Chụp X-Quang dạ dày, ruột non: Là cách để thu được hình ảnh kiểm tra xem trong những bộ phận này có dấu hiệu viêm hay bất thường khác không. Người bệnh sử dụng Bari (dung dịch) trước để chúng phủ lên niêm mạc, làm hình ảnh rõ nét.
- Nội soi tiêu hóa trên: Đây là bước để tìm ra những bất thường ở đường tiêu hóa mà các xét nghiệm hình ảnh không thu được. Bác sĩ sử dụng ống nội soi, đưa qua miệng, thực quản, dạ dày và chạm đến đầu ruột non. Để tạo cảm giác thoải mái khi thực hiện, bạn có thể được gây tê và uống thuốc bổ sung. Tuy nhiên những biến chứng như chảy máu, thủng niêm mạc dạ dày là khó tránh.
Các xét nghiệm ở hệ tiêu hóa và kiểm tra liên quan kể trên là căn cứ để bác sĩ xác định đúng bệnh. Nếu bị đau dạ dày thì nguyên nhân là do đâu, tình trạng thế nào. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp, đảm bảo không sai bệnh.
Nếu đang gặp các vấn đề về viêm loét dạ dày, người bệnh liên hệ ngay tới KIỆN TÂM ĐƯỜNG để được bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua HOTLINE: 039.349.8668