Nắn chỉnh cột sống chữa các bệnh thường gặp
Nắn chỉnh cột sống (Chiropactic) là phương pháp dùng tay và các loại dụng cụ cơ học tác động lên cột sống qua mặt ngoài cơ thể (khác với phẫu thuật là phải can thiệp trực tiếp vào cột sống) nhằm mục đích phục hồi lại các kết cấu giải phẫu bị di lệch (khác với Massage thông thường, chỉ làm dãn cơ và thư dãn đầu óc).
Cột sống là một loại cột trụ, có chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể và trọng lực của các vật mà con người bê vác (ở tư thế tĩnh); Đồng thời, cột sống còn phải đảm đương thêm các chức năng vận động như cúi, ngửa, nghiêng, soắn vặn,… Khi ở tư thế động, sức nặng cột sống phải chịu tăng gấp nhiều lần, không chỉ là khối lượng mà là khối lượng nhân với ½ bình phương của tốc độ (động năng = mv2/2). Để thực hiện chức năng vận động, cột sống phải có nhiều đốt, giữa các đốt có đĩa đệm, các đốt liên kết với nhau bởi hệ thống các dây chằng và cơ bắp xung quanh. Cột sống còn chứa đựng tủy sống – là bộ phận của thần kinh trung ương, từ tủy sống có các rễ thần kinh đi ra điều tiết hoạt động của tất cả các cơ quan mà nó chi phối.
Nhiều người lầm tưởng rằng cột sống rất vững chắc, nhưng thực tế nó rất dễ bị di lệch (thoát vị, bán thoát vị, lệch vẹo một vài đốt,…) và các di lệnh nhỏ thường ít được chú ý đúng mức trong quá trình khám - chữa bệnh. Giống như cột ăng ten dã chiến, nó đứng vững được trước gió bão chủ yếu dựa vào hệ thống dây chằng ra tứ phía. Cột sống cũng vậy, nhờ hệ thống dây chằng và cơ bắp xung quanh mà được bảo vệ. Khi bị gắng sức quá mức, chấn thương hoặc chấn thương mãn tính do lao động, ngồi sai tư thế, hoặc cơ, dây chằng quá yếu (do ít vận động, tập luyện), cột sống sẽ không tải nổi trọng lượng của bản thân. Dây chằng bị dãn, đứt, rách thì các đốt sống và đĩa đệm sẽ di lệch khỏi vị trí bình thường của nó, sẽ chèn ép vào thần kinh, chèn ép vào mạch máu, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thần kinh thực vật gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận
Trong quá trình chữa bệnh, thầy thuốc có nhiệm vụ làm mềm các cơ bắp bị co rút, nắn chỉnh các khớp trở về đúng với vị trí giải phẫu tự nhiên vốn có của nó, giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó loại trừ các chứng bệnh liên quan. Đây là phương pháp trị căn nguyên (trị tận gốc bệnh), trị liệu cơ bản và cũng là một liệu pháp tự nhiên nhất, khoa học nhất, an toàn nhất. Nhưng nếu như chưa có sự phối hợp của bệnh nhân thì vẫn chưa đủ, các đốt sống vẫn có nhiều khả năng tái di lệch. Bệnh nhân có nhiệm vụ luyện tập để các cơ, dây chằng dẻo dai, các tư thế lao động, sinh hoạt đúng để bảo vệ được cột sống. Việc này nên làm từ khi chưa có bệnh, càng nên làm khi đã mắc bệnh và nên duy trì suốt cả cuộc đời [1].
Trên thực tiễn lâm sàng nhiều bệnh nhân có hai vai không đối xứng, lệch vẹo cột sống, xương chậu, hai bên cột sống có các điểm ấn đau, xung quanh các điểm đau này cơ bắp bị co cứng. Thông qua một số lượng lớn các quan sát thống kê, cột sống bị di lệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng tương ứng và điều trị bệnh bằng phương pháp Nắn chỉnh cột sống đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
C4: Mũi, môi, miệng, vòi eustach ( nối giữa tai giữa với họng), màng nhầy, phổi. C5: dây thanh âm, tuyến cổ, họng. C6: Cơ cổ, vai, amiđan. C7: Tuyến giáp, bao hoạt dịch khớp vai, khuỷu tay. T1: Vùng cẳng tay gồm bàn tay, cánh tay, cổ tay và ngón tay; thực quản và khí quản, tim. T2: Tim, bao gồm van tim và vùng xung quanh, động mạch vành, phổi, cuống phổi. T3: Phổi, cuống phổi, màng phổi, ngực, vú, tim. T7: Tuyến tuỵ, tá tràng, dạ dày, gan, lách, túi mật, màng bụng. T8: Lách, dạ dày, gan, tuyến tuỵ, túi mật, vỏ tuyến thượng thận, ruột non, cơ thắt môn vị. T9: Vỏ tuyến thượng thận, tuyến tuỵ, lách, túi mật, buồng trứng, tử cung, ruột non. L1:Đại tràng, dây chằng bẹn, tử cung. L2: Ruột thừa, ổ bụng, đùi, bọng đái. L3: Cơ quan sinh dục, tử cung, bàng quang, đầu gối, tuyến tiền liệt, đại tràng. L4:Tuyến tiền liệt, cơ thắt lưng, dây thần kinh hông. L5: Cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân, tuyến tiền liệt. Xương cùng - xương chậu, xương hông, trực tràng, cơ quan sinh dục trong và ngoài, bàng quang, ống niệu, tuyến tiền liệt. |
Chuỗi hạch giao cảm tới mắt, tai và các cơ quan cảm giác khác, các tuyến và mạch máu não, đáp ứng miễn dịch, sự phát triển của xương, sự trao đổi chất béo, phản ứng stress; não. C1: Máu cung cấp cho não, tuyến yên, da đầu, xương mặt, não, tai trong và tai giữa, hệ thần kinh giao cảm; mắt. C2: Mắt, thần kinh thị giác, dây thần kinh thính giác, xoang, xương chũm, trán, tim. C3: Gò má, tai ngoài, mặt, xương mặt, răng, dây thần kinh sọ, phổi. Đám rối cánh tay – đi ra thành dây thần kinh quay, trụ, giữa, và nhiều dây thần kinh khác chi phối các cơ, các khớp và các cấu trúc khác của vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay và các ngón. T4: Túi mật, ống mật chung, tim, phổi, khí quản. T5: Gan, đám rối dương, hệ tuần hoàn, tim, thực quản, dạ dày. T6: Dạ dày, thực quản, phúc mạc, tá tràng. T10: Thận, ruột thừa, tinh hoàn, buồng trứng, tử cung, vỏ thượng thận, lách, tuỵ, đại tràng. T11: Thận, niệu quản, đại tràng, bàng quang, tuỷ thượng thận, vỏ thượng thận, tử cung, thận, van hồi manh tràng. T12: Ruột non, hệ bạch huyết, đại tràng, bàng quang, tử cung, thận, van hồi manh tràng. |
Xương cụt, trực tràng, hậu môn | Đám rối thắt lưng cùng – tạo thành dây kinh hông và các dây tới cơ, khớp và các cấu trúc khác của chân, gối, mắt cá chân, bàn chân và ngón chân |
Tài liệu tham khảo:
1. PGS. TS. Dương Xuân Đạm, “Vật lý trị liệu đại cương nguyên lý và thực hành”, Nhà Xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội 2004.
2. Yanjuntao tuinaxue zhongguozhongyiyao chubanshe 2004.
3. Jirí Dvorak; Vacslav Drorak, “Hướng dẫn thăm khám – chẩn đoán và điều trị bằng tay – Kỹ thuật chuyên khoa về vật lý trị liệu thần kinh - cơ - khớp” (BS.Lê Vinh biên dịch), NXB Y học, Hà Nội 2007.
[1] Các phương pháp luyện tập sẽ được giới thiệu trong các bài viết sau
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Vui - TT Huấn luyện & Đào tạo
Nguồn tin: Viện YHCT Quân Đội